Breaking News

Giải đáp: Mạng lan là mạng gì? Tại sao nên sử dụng mạng LAN?

Internet ngày nay trở thành mạch sống của mọi công việc, mọi sinh của mỗi một cá nhân, mỗi một tập thể. Vì thế, mỗi doanh nghiệp hay mỗi hộ gia đình đều trang bị riêng cho mình một hệ thống mạng LAN để phục vụ nhu cầu Internet của mỗi cá nhân hay một tập thể. Vậy có bao giờ bạn thắc mạng LAN là mạng gì? Cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.

Mạng LAN là mạng gì?

LAN có tên gọi đầy đủ là Local Network Area (Mạng cục bộ). Mạng LAN được hiểu là sự kết hợp của nhiều thiết bị được kết nối lại với nhau trong một hệ thống mạng tại một khu vực nhất định (Công ty, trường học, nhà ở,…). Việc ghép nối các thiết bị trong cùng một hệ thống cho phép các thiết bị này trao đổi dữ liệu với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng (chia sẻ tập tin, hình ảnh, máy in, …).

Cắm mạng LAN
Cắm mạng LAN

Xem thêm: Mạng LAN ảo là gì

Cùng với sự phát triển công nghệ mỗi ngày đều tăng cao, mạng LAN ngày càng được phát triển và hoạt động với nhiều hình thức khác, ví dụ như WAN – các mạng LAN được kết nối lại với nhau thông qua thiết bị định tuyến (Router) hay WLAN (Wireless Local Network Area) mạng LAN không dây – các máy tính kết nối vào mạng thông qua Wi-Fi.

Các thành phần của mạng LAN 

Một hệ thống mạng máy tính cục bộ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gồm khá nhiều thành phần. Vậy những thành phần trong cấu trúc mạng LAN là gì?

Các thành phần của mạng LAN
Các thành phần của mạng LAN

Tìm hiểu thêm: Mạng LAN và WAN

  • Thiết bị máy chủ (server): là thiết bị chính yếu của mạng, giúp quản lý việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa các thành phần trong hệ thống… Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tất cả thiết bị có quyền như nhau nên sẽ không có máy chủ.
  • Các máy trạm (client): là các thiết bị được kết nối với nhau và chịu sự quản lý của máy chủ.
  • Card mạng NIC (Network Interface Card): là thành phần giúp thu phát tín hiệu mạng cho các thiết bị trong hệ thống LAN, giúp chúng có thể giao tiếp và truyền dữ liệu với nhau. Card mạng gồm bộ điều khiển đường truyền tín hiệu và bộ thu phát giúp chuyển đổi dữ liệu sang tín hiệu và ngược lại. Card mạng nằm trong khe cắm của bo mạch chính máy tính và thường được tích hợp sẵn trong các laptop hiện nay.
  • Cáp mạng (cable): là phương tiện truyền dẫn tín hiệu giữa các thiết bị trong hệ thống. Mạng LAN thường sử dụng hai loại cáp đó là cáp đồng trục và cáp xoắn đôi.
  • Repeater: là một thiết bị giúp khuếch đại tín hiệu và giúp nó được truyền đi xa hơn so với tín hiệu gốc ban đầu. Trong hệ thống mạng cục bộ, giới hạn truyền thường chỉ là 100m, nhưng repeater có thể giúp nó vượt qua giới hạn này.
  • Hub: cũng tương tự như repeater nhưng có nhiều cổng hơn, giúp khuếch đại tín hiệu từ một cổng đến nhiều cổng khác nhau.
  • Cầu nối (bridge): là thiết bị giúp ghép nối hai mạng khác nhau thành một mạng duy nhất.
  • Bộ chuyển mạch (switch): là một thiết bị giống như bridge nhưng có nhiều cổng giúp liên kết nhiều segment lại với nhau.
  • Bộ định tuyến (router): là một thiết bị giúp chuyển các gói dữ liệu sang một liên mạng và đến các đầu cuối, thông qua một tiến trình định tuyến. Router giúp liên kết các mạng LAN khác nhau dù là ở khoảng cách xa.
  • Cổng giao tiếp (gateway): là thiết bị giúp kết nối các mạng có giao thức khác nhau lại với nhau.

Phạm vi sử dụng của mạng LAN

Mạng LAN thường được sử dụng để kết nối các máy tính với các máy tính ở trong gia đình, trong một phòng game hoặc một tòa nhà hay cơ quan tổ chức. Cự ly dùng mạng LAN có thể giới hạn ở trong phạm vi 100m. Những máy tính có cự ly xa sẽ sử dụng mạng internet để dễ dàng trao đổi thông tin. 

Trên đây là một vài kiến thức cơ bản cần biết về mạng LAN là mạng gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được mạng LAN là gì, nó gồm những thành phần ra sao và mang lại lợi ích như thế nào.

Rate this post
Facebook Comments